Thương mại điện tử và các chiến lược giúp bạn phát triển
Tập trung chuyển hoá khách hàng triển vọng thành khách hàng hiện tại.
Thương mại điện tử không còn là định nghĩa xa lạ với người dùng, hay những người bán hàng trực tuyến nữa. Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của thương hiệu thương mại điện tử hiện nay, doanh nghiệp khi tham gia và môi trường Online muốn có cơ hội để tăng trưởng thì xây dựng cho mình 1 chiến lược kinh doanh cho bản thân một cách vững chắc.
Chiến lược xây dựng doanh nghiệp
Chia sẻ 6 chiến lược phát triển thương mại điện tử.
1. Tập trung chuyển hoá khách hàng triển vọng thành khách hàng hiện tại.
Bạn đang có một tập các khách hàng triển vọng hay còn gọi là tiềm năng nhưng tại sao họ lại không mua hàng của bạn, hoặc chỉ một số ít quan tâm. Bạn cần phải chuyển hoá khách hàng đó thành khách mua hàng của bạn thì doanh thu của bạn sẽ gia tăng đáng kể:
– Nếu có 1.000 khách hàng truy cập vào trang web của doanh nghiệp và 10 người thực hiện mua hàng thì tỷ lệ chuyển hóa là 1%. Nếu những khách có mua hàng bỏ ra trung bình 100 USD để mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ thu được 1.000 USD cho mỗi 1.000 khách hàng ghé thăm trang web của mình.
– Giả sử doanh nghiệp tìm ra một giải pháp để tăng gấp đôi tỷ lệ chuyển hóa khách hàng lên 2%. Khi đó, mỗi 1.000 lượt khách hàng truy cập vào trang web sẽ đem lại cho doanh nghiệp một doanh thu 2.000 USD. Nói một cách đơn giản, doanh nghiệp có thể tăng gấp đôi doanh thu mà không phải tăng lưu lượng truy cập.
Trên thực tế, có không ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử cho rằng cách duy nhất để tăng doanh số bán hàng là tăng lượng truy cập. Đây cũng có thể là một lựa chọn, nhưng nếu tăng được tỷ lệ chuyển hóa khách hàng thì doanh nghiệp sẽ có thể tăng trưởng doanh thu mạnh hơn nhiều.
2. Thu thập email khách hàng.
Điều này rất quan trọng trong công việc bán hàng. Đây là một hình thức tiếp thị cũng như ban hang online đang được sử dụng rộng rãi.Nếu một khách hàng nào đó chưa mua hàng của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp vẫn thu thập được địa chỉ email của họ thì doanh nghiệp vẫn nên xem như đã “thắng” thương vụ bước đầu. Dĩ nhiên, nếu một khách hàng vừa mua hàng, vừa để lại địa chỉ email thì doanh nghiệp sẽ “lợi cả đôi đường”.
Khi danh sách khách hàng nhận email tiếp thị của doanh nghiệp tăng lên, lượng truy cập vào trang web của doanh nghiệp cũng sẽ được cải thiện đáng kể mà không cần phải lo lắng quá nhiều vào việc đầu tư cho những hình thức quảng cáo, tiếp thị khác để tăng lượng truy cập, ví dụ như hình thức quảng cáo trả tiền khác: PPC (pay-per-click).
Có được địa chỉ email khách hàng mỗi khi có những chiến dịch khuyến mãi nào bạn cũng có thể quảng bá, điều này làm khách hàng quay trở lại website của bạn, tạo nên uy tín thương hiệu online.
3. Tạo các trang Blog doanh nghiệp.
Mục tiêu chính của doanh nghiệp khi tham gia thương mại điện tử là để bán hàng và tăng trưởng doanh thu. Tạo một blog cho doanh nghiệp bạn mang lại rất nhiều lợi ích:
– Cải thiện vị trí xếp hạng của doanh nghiệp trong các kết quả tìm kiếm của Google (đây gọi là hình thức Seo website).. Là kênh giới thiệu về doanh nghiệp của bạn rất hữu ích.• Là một kênh tư vấn và hướng dẫn hiệu quả cho khách hàng hiện tại và tương lai.
– Tạo ra một nơi để doanh nghiệp chia sẻ các thông tin về công ty hay sản phẩm mới. Blog chính là địa chỉ để kết nối doanh nghiệp và khách hàng thân thiết hơn. Khách hàng có thể tìm kiếm các giải đáp ở blog của doanh nghiệp bạn. Doanh nghiệp chia sẻ những điều khách hàng cần tìm kiếm.
4. Làm bạn với truyền thông xã hội.
Mạng xã hội đang là một kênh tiếp thị tuyệt vời với hầu hết các sản phẩm/dịch vụ. Đây là một kênh phát triển khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Chẳng hạn, một cửa hàng kinh doanh thời trang bán hàng online cho teen hay đối tượng văn phòng có thể dễ dàng kết nối với khách hàng mục tiêu thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter.
Những mạng xã hội này sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những công cụ cần thiết để tiếp cận khách hàng mục tiêu, từ đó tăng lưu lượng truy cập vào trang web của mình cũng như doanh thu.
5. Cải biến website chuyên nghiệp hơn.
Website là bộ mặt của doanh nghiệp bạn trên môi trường online. Để thành công thì bạn cần phải thành công từ website. Không chỉ chuẩn hoá Seo cho web mà cần phải đáp ứng những nhu cầu:
– Khách hàng có dễ dàng truy cập trang web của doanh nghiệp và nhanh chóng tìm thấy những thứ mà họ đang cần hay không? Ô tìm kiếm cần tối ưu tuyệt đối.
– Phân tích có cho thấy khách hàng thường truy cập vào trang web của doanh nghiệp nhưng sau đó nhanh chóng rời khỏi trang web hay không?
– Khi so sánh với các trang web của các đối thủ khác vốn đang thành công trong ngành của mình, doanh nghiệp có nhận thấy trang web của mình còn nhiều điểm yếu hay không?
Website chuẩn hoá thì hình ảnh phải thật chất lượng.
Hình ảnh chất lượng cao sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn. Đơn giản bạn cần hiểu: ví dụ truy cập vào 1 website có hình về chiến áo rất mờ nhạt nhưng cũng cái áo đó ở website khác lại đẹp và lung linh, thì bạn sẽ truy cập vào website có hình ảnh đẹp.Đôi khi khách hàng sẽ thấy mình bị coi thường khi bạn để những hình ảnh quá kém chất lượng trong website của mình.Hãy tối ưu hình ảnh cũng như mô tả đi kèm để điều hướng người dùng của bạn.
Bạn phải duy trì mối quan hệ khách hàng và doanh nghiệp.Một khách hàng hài lòng sẽ chia sẻ những trải nghiệm tích cực của mình đối với cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp với nhiều khách hàng khác, nhưng những khách hàng không hài lòng còn có thể “lan truyền” những trải nghiệm tiêu cực của họ đi xa và rộng hơn gấp nhiều lần. Bạn lưu ý “tiếng xấu thì đồn xa”.
Leave a Reply